Kinh nghiệm trồng dưa lưới quy mô nhỏ hiệu quả?

1. Điều kiện

Mùa hè miền Bắc, miền Nam quanh năm.

Càng nắng càng tốt. Không thì cũng phải ít nhất 8 giờ, kể cả 6h cây cũng khá yếu.

2. Làm đất

Đất thịt 50%, phân hoai mục (phân bò, trùn quế, dê…) 20%, trấu (xơ dừa xả chát, tro trấu) 30%. Trộn đều pha Ridomil pha tưới đẫm. Để đất trong thùng xốp 10 ngày. Khi hạ thổ cây pha loãng trichoderma tưới.

3. Gieo hạt

Ngâm ủ hạt dưa: Ngâm nước 2 sôi 3 lạnh trong vòng 6-8 giờ. Sau đó vớt ra để vào khăn ẩm (ẩm chứ không ướt), gấp lại cho vào hộp đậy kín để nơi tối. Hạt nảy mầm sau 1-3 ngày tùy giống, có khi nảy mầm sau 15 giờ. Thường xuyên kiểm tra hạt nảy mầm dài khoảng 2-5mm thì đem gieo, tránh để dài quá cây yếu.

Gieo hạt: Nên gieo mỗi hạt vào 1 cốc (cốc chỉ cho 1/2 đất) có cắt 4 lỗ nhỏ dưới đáy. Đặt cốc vào trong khay có chút nước. Khi hạt lên cây tách lá mầm, đem ra nắng nhẹ để dưa phát triển, tránh nắng quá gay gắt giữa trưa.

Nếu cây gieo lên dài quá cũng đừng lo lắng, thêm đất đầy cốc để cây chắc khoẻ. Thêm đất luôn là giải pháp cực kì đơn giản giúp cây khỏe hơn.

4. Hạ thổ

Khi cây có hơn 1 lá thật, hạ thổ ra đất đã trộn trước đó. 

Kích thước thùng: 1 thùng xốp trồng 2 cây 2 góc thùng, size thùng khoảng 35x45.

Trước khi hạ thổ, trộn đều 1 chén nhỏ dùng uống trà, rượu (hoặc ½ bát nước chấm nhỏ) phân lân vào đất. Mình miền Bắc nên dùng lân Lâm Thao hoặc lân Văn Điển. 4 quả chuối càng chín càng tốt dưới đáy giữa thùng, thêm 1 ít phân dơi đã qua xử lý.

Khi hạ thổ cắt đáy cốc, đặt vào thùng đất. Nếu không dùng cốc, các bạn vun đất vào gốc dưa cao lên để khi tưới nước thì tránh tưới vào gốc. Mục đích hạn chế nấm gốc thối thân. Hạ thổ xong pha tricho tưới đẫm đất. 

5. Bón phân, tưới nước

Chỉ bón phân dưa lưới cần theo đúng giai đoạn, tránh bón tùm lum gây lệch dinh dưỡng. Kết hợp vô cơ và hữu cơ, giảm tối thiểu lượng vô cơ càng tốt.

Ngày tưới nước 2 lần. Cây nhỏ cần khoảng 500ml nước/ngày.

Sau khi hạ thổ khoảng 3-4 ngày pha loãng đạm cá + humic tưới đều đất. 

Do trong đất đã có rất nhiều chất, nên giai đoạn này không cần tưới nhiều, tránh thừa đạm. Thừa đạm rất nguy hiểm, gây lệch dinh dưỡng, chèo nhỏ, hoa cái vàng rụng. Nên chỉ 1 lần đạm cá lúc cây nhỏ, còn lại chủ yếu chỉ tưới nước không. Giai đoạn cây con không cần vô cơ cây vẫn ổn. 

Khi cây ra chèo (nhánh) số 10, bắt đầu phun canxi bo lần 1. Ngâm phân dơi lấy nước tưới đẫm lá, thân, gốc. Trước khi hoa cái nở 2-3 ngày, phun canxi bo lần 2. Đồng thời đếm lá chèo, chừa khoảng 2-3 lá kể từ lá chỗ hoa cái, bấm ngọn chèo, mục đích để chặn dinh dưỡng nuôi chèo, dồn dinh dưỡng nuôi hoa cái, to, hoa nở căng.

Từ khi cây nuôi quả đến khi thu hoạch, tưới định kì phân yarra mua set mix, (hoặc hakaphos hồng, hoặc phân đầu trâu 901 có gì dùng đó tuần 2 lần). Giai đoạn này kết hợp tưới + phun rong biển, dịch chuối để bổ sung kali hữu cơ. Thường xuyên tưới humic hàng tuần, vì humic giúp rễ mạnh, được ví giống như men tiêu hóa giúp cây hấp thụ tối đa dinh dưỡng. Trước khi thu khoảng 15 ngày cắt vô cơ, chỉ tưới hữu cơ.

Giảm nước trước thu khoảng 1 tuần để tăng độ ngọt.

6. Phòng bệnh

Dưa lưới rất dễ bị bọ trĩ và bọ phấn trắng trích hút ngọn non, lá non, gây truyền bệnh vi rút khảm, xoăn lá, trùn ngọn. Thường chỉ bị cây non, nếu đã bị nặng chỉ nhổ bỏ. Vì khi cây lớn + lá già chúng ta bấm ngọn rồi nên không còn bọ trĩ, phấn trắng nữa.Trong quá trình trồng cũng dễ bị nhện đỏ, bệnh nấm đốm vàng lá, bệnh sương mai, bệnh giả sương mai, bệnh phấn trắng.

Phun phòng côn trùng bằng radiant, hoặc confidor khi cây 7-10 lá thật. Đây là thời điểm nhạy cảm nhất, cây phát triển ngọn nhanh nhất, nên dễ bị bọ trĩ tấn công nhất. 

Phun phòng côn trùng lần 2 khi cây có 30 lá thật.

Nếu cây có dấu hiệu chớm bị nấm bệnh trên lá, thì pha loãng ridomil, hoặc melody, hoặc nano đồng theo đúng tỉ lệ để phun chặn bệnh lây lan.

Thỉnh thoảng có thể tưới nấm xanh, hoặc tricho vào gốc để phòng ngừa tuyến trùng rễ và sâu bọ ăn rễ.

7. Tỉa lá, chèo

Khi cây con sẽ có rất nhiều chèo nhánh ra từ dưới gốc trở lên. Bẻ hết chèo nhánh (các nhánh nhỏ mọc trong kẽ lá) cho đến nhánh ở lá thứ 9. Chỉ giữ nhánh ở lá thứ 10,11,12.

Tham gia cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm trồng rau hữu cơ

Bình luận

Nguyễn Thị Xuyến

có thể tự trồng ăn rồi

Trần Thị Ngọc Giang

Rất hữu ích luôn á

Đinh Thị Mỹ Linh

một giải pháp quá tuyệt vời trong chăm sóc cây trồng đạt hiệu quả thật tuyệt vời

Như Ngọc

kinh nghiệm hay quá, cảm ơn đã chia sẻ

Nguyễn Thị Mỹ hảo

Hay

Nguyễn Thị Mỹ hảo

Bài hay ý kiến để mn học cách trong cây

TIN LIÊN QUAN

Niềm đam mê làm vườn rau hữu cơ của bạn Hoàng Yến ở Hải Phòng

Niềm đam mê làm vườn rau hữu cơ của bạn Hoàng Yến ở Hải Phòng

"Tiền mua phân, mua hạt giống, chăm sóc cũng bằng mua rau ăn cả năm rồi". Đó là câu nói thỉnh thoảng em nghe mọi người xung quanh nói khi thấy em làm vườn...

0 lượt bình luận

Cách ủ rác thải nhà bếp làm phân hữu cơ

Cách ủ rác thải nhà bếp làm phân hữu cơ

Đầu tiên, cần chuẩn bị thùng chứa như thùng nhựa, thùng gỗ,… có thể tích khoảng 10 - 30 lít.

0 lượt bình luận

Startup Infarm trồng rau trong nhà công nghệ Châu Âu

Startup Infarm trồng rau trong nhà công nghệ Châu Âu

Với sự phát triển của công nghệ, kỹ thuật trong nhiều lĩnh vực và việc gieo trồng rau cũng thế...

0 lượt bình luận

Lý do không nên sử dụng xơ dừa chưa qua xử lý để trồng rau

Lý do không nên sử dụng xơ dừa chưa qua xử lý để trồng rau

Chắc các bạn không còn lạ lẫm gì với xơ dừa. Một loại giá thể trồng rau phổ biến hiện nay...

6 lượt bình luận

Những loại rau ưu bóng râm phổ biến

Những loại rau ưu bóng râm phổ biến

Những loại rau củ dưới đây sẽ phát triển tốt nhất trong điều kiện nắng không chiếu gắt, nắng 3 - 4 tiếng 1 ngày...

2 lượt bình luận

Hướng dẫn thụ phấn bằng tay cho cây Họ Bầu, Bí, Dưa

Hướng dẫn thụ phấn bằng tay cho cây Họ Bầu, Bí, Dưa

Các loại cây họ bầu bí thường là cây có hoa đực & hoa cái. Có thể do điều kiện khách quan như gió, côn trùng,...

9 lượt bình luận

Cách xử lý trấu hun, trấu tươi trước khi trồng rau

Cách xử lý trấu hun, trấu tươi trước khi trồng rau

Trấu tươi và trấu hun là hai loại giá thể trồng rau rất tốt, cùng tìm hiểu ưu nhược điểm của hai loại trấu...

0 lượt bình luận

Cách diệt rệp sáp, nhện đỏ và rầy mềm nhanh chóng hiệu quả?

Cách diệt rệp sáp, nhện đỏ và rầy mềm nhanh chóng hiệu quả?

Đây là các loài chuyên chích hút nhựa gây hại cho cây, làm cây suy yếu. Vì vậy, bạn cần tiêu diệt ngay chúng.

4 lượt bình luận

Du lịch

Gieo trồng

Cuộc sống