Cách xử lý trấu hun, trấu tươi trước khi trồng rau

Trấu hun

Ưu điểm

Nó rất nhẹ, tơi xốp thoáng khí

Sạch mầm bệnh

Nó khá bền, ít bị phân hủy theo thời gian như các loại giá thể từ chất hữu cơ (vì than trấu chỉ là cacbon vô định hình chẳng vi sinh vật nào muốn tiêu hóa nó cả, sụt giảm thể tích đôi chút đó chỉ là do bị nén chặt theo thời gian chứ chẳng bị phân hủy)

Than trấu chỉ có kali ngoài ra các nguyên tố dinh dưỡng khác đều thiếu vì thế cần bổ sung phân bón thường xuyên.

Cách xử lý trấu hun

Khi mua về hãy để nguyên phần bao bì, cắt nhẹ, sơ qua phần đáy túi tạo thành một lỗ nhỏ.

Đổ thật nhiều nước vào bên trong túi trấu, để một lúc đến khi nước rút hết thì lặp lại 2 đến 3 lần. Việc này nhằm rửa bớt đi những tạp chất bám vào vỏ trấu, tránh trường hợp mua phải hàng kém chất lượng.

Trong lần dội nước cuối cùng hãy pha thêm một ít vi sinh như BS12 - Trichoderma sẽ giúp tăng độ hiệu quả, dinh dưỡng khi sử dụng.

Lúc hoàn thành xong quá trình rửa trấu hun thì nên để yên trong vòng 7 đến 10 ngày để nước được rút, khô hết, các chất chế phẩm cũng phát huy được hết tác dụng rồi hãy mang ra dùng.

Để tiện lợi nhất thì bạn nên tìm mua trấu đã hun ở các cửa hàng bán thì sẽ đỡ mất công hơn. Còn bạn vẫn muốn tự hun ở nhà thì hãy đón chờ "Phần 3" của series này vào ngày mai nhé hihi. Sẽ rất hấp dẫn lắm đấy.

Trấu tươi ủ hoai

Ưu điểm

Sạch mầm sâu bệnh

Trấu ủ mục làm phân hữu cơ trộn đất tốt hơn là dùng trấu hun vì trấu ủ giữ được hầu như toàn bộ kali, phốt pho, trung lượng, vi lượng và phần lớn lượng đạm (còn trong than trấu thì đạm hầu như bị phân hủy và bay theo khói hết trong khi đốt).

Trấu mục phân hủy cuối cùng tạo ra chất mùn một sản phẩm tuyệt vời cho đất trồng (làm tơi xốp đất, giữ phân, kích thích cây ra rễ mạnh và nhiều....)

Cách ủ trấu

Chuẩn bị: Tùy vào lượng mọi người muốn ủ mà giảm hay tăng theo tỉ lệ nhé.

Trấu: 10kg.

Phân chuồng: (gà, lợn, trâu, bò...) 5kg.

Đường đỏ: 100gr (nếu thay bằng mật rỉ đường thì khoảng 300gr).

Nấm Trichoderma: 250gram.

Cám gạo: 200-300gr (nếu có).

Rau củ quả bỏ, cỏ dọn vườn, rác lá cây (nếu có).

Thời gian ủ trấu cần thiết: 35-45 ngày, 2–3 lần đảo.

Cách làm:

Nếu có thùng ủ lớn thì tốt, không có thì bạn trải tấm bạt (nilon) xuống sàn (mục đích là dễ thu phân và sạch sàn, nếu ủ trên đất thì không trải bạt sẽ tốt hơn).

Trộn Trichoderma với cám gạo.

Trộn chung trấu, phân chuồng, rác hữu cơ, rắc cám gạo (đã trộn Trichoderma) vào tương đối đều trong khi trộn.

Hòa đường đỏ (hay rỉ mật) vào thùng, tưới lên đống trộn.

Tưới thêm nước cho đống ủ ẩm 60 đến 70% (để biết đống ủ đạt độ ẩm đó, bạn nắm chặt 1 nắm nguyên liệu và thấy nước nhỉ ra ở kẽ các ngón tay là đạt).

Sau đó dùng bạt hay nắp thùng đậy kín lại để giữ nhiệt và che nắng, mưa.

Sau 4 – 7 ngày, nhiệt độ trong đống phân có thể lên đến 70°C, các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ phát triển nhanh và mạnh làm ức chế sự nảy mầm của hạt cỏ cũng như tiêu diệt các loại vi sinh vật có hại.

Đảo đống ủ: 15 – 20 ngày sau bạn tiến hành đảo trộn từ trên xuống, từ ngoài vào trong cho đều, tấp thành đống ủ tiếp tục đậy bạt, sau 10 ngày bạn đảo lần 2.

Khoảng một vài tuần nữa bạn kiểm tra thấy đống ủ màu nâu đen, tơi xốp, có mùi chua nồng của dấm, thọc tay vào thấy ấm vừa tay là phân đã hoai mục là đem trộn đất trồng, hay đem bón bổ sung cho rau được rồi.

Lưu ý: Khi ủ trấu thì bạn đừng dùng vôi, vì vôi làm huỷ diệt các vi sinh vật hiếu khí trong đống ủ.

Bình luận

TIN LIÊN QUAN

Startup Infarm trồng rau trong nhà công nghệ Châu Âu

Startup Infarm trồng rau trong nhà công nghệ Châu Âu

Với sự phát triển của công nghệ, kỹ thuật trong nhiều lĩnh vực và việc gieo trồng rau cũng thế...

0 lượt bình luận

Những loại rau ưu bóng râm phổ biến

Những loại rau ưu bóng râm phổ biến

Những loại rau củ dưới đây sẽ phát triển tốt nhất trong điều kiện nắng không chiếu gắt, nắng 3 - 4 tiếng 1 ngày...

2 lượt bình luận

Lý do không nên sử dụng xơ dừa chưa qua xử lý để trồng rau

Lý do không nên sử dụng xơ dừa chưa qua xử lý để trồng rau

Chắc các bạn không còn lạ lẫm gì với xơ dừa. Một loại giá thể trồng rau phổ biến hiện nay...

6 lượt bình luận

Cô gái ở Bình Dương trồng rau sân thượng để chữa lành muộn phiền cuộc sống

Cô gái ở Bình Dương trồng rau sân thượng để chữa lành muộn phiền cuộc sống

Nghe thì có vẻ hơi phô trương, phóng đại và quan trọng hoá vấn đề. Nhưng mọi người có bao giờ nghĩ rằng cây cỏ có khả năng chữa lành muộn phiền cuộc sống...

0 lượt bình luận

Cách chế biến các món ngon từ cải Kale

Cách chế biến các món ngon từ cải Kale

Mình có đọc một số thông tin của các bạn bảo ăn rau kale như “bò nhai rơm”, có chăng quá phũ phàng cho "nữ hoàng rau xanh"?...

6 lượt bình luận

Cách xử lý cuốn chiếu khi trồng rau

Cách xử lý cuốn chiếu khi trồng rau

Cuốn chiếu là một trong những loài côn trùng sống trong đất rất phổ biến. Tuy nhiên, trước khi biết về cách xử lý chúng bạn cần nắm rõ hơn một vài thông tin dưới đây...

2 lượt bình luận

Hướng dẫn diệt sạch ốc sên trong vườn rau

Hướng dẫn diệt sạch ốc sên trong vườn rau

Một trong những cách tiêu diệt ốc sên hiệu quả và thông dụng nhất là dùng vỏ dưa hấu và bia để bẫy chúng...

1 lượt bình luận

Các bước chuẩn bị trồng rau hữu cơ sân thượng hiệu quả?

Các bước chuẩn bị trồng rau hữu cơ sân thượng hiệu quả?

Trồng rau hữu cơ sân thượng mang lại nhiều lợi ích vừa tận dụng được khoảng trống sân thượng, ban công để tạo ra nguồn thực phẩm sạch cho gia đình...

3 lượt bình luận

Du lịch

Gieo trồng

Cuộc sống