Đặc sản Bình Thuận cốm hộc thơm lừng

Khi đến mảnh đất Bình Thuận tôi rất ấn tượng là món cốm hộc nơi này Đây là một loại món ăn thường chỉ được làm trong các ngày tết và chỉ có ở Bình Thuận và các vùng lân cận. Sau này cốm hộc được biến tấu trở thành món quà khá đặc trưng, giản dị của vùng đất biển xanh cát trắng ở Bình Thuận.

Sau khi Việt Nam thống nhất vào đầu năm 1977, lần đầu tiên tôi ăn tết ở Bình Thuận, rất nhiều những cái khác lạ so với lúc tôi còn ở miền Bắc. khí hậu ở nơi đây nóng và gió kinh người, gió mùa đông bắc từng đợt sau khi trút mưa xuống các tỉnh từ Đà nẵng đến Phú Khánh, còn lại là gió nóng và khô ban cho tỉnh Bình Thuận, gió bay qua các cồn cát làm cát bay theo, khiến cho bầu trời trở nên mờ mịt, gió làm giật mái tôn, rít lên từng cơn thật khó tả. Cùng với khí hậu nóng bức như vậy, người Bình Thuận cũng có những món ăn đặc trưng cho này tết như măng xé sợi kho thịt để quấn với bánh tráng ướt và thịt kho tàu...

Có lẽ một món ấn tượng với tôi nhất là món cốm hộc. Đây là một loại món ăn trước đây thường chỉ làm trong các ngày tết và chỉ có ở Bình Thuận và các vùng lân cận. Sau này cốm hộc trở thành món quà khá đặc trưng, giản dị của vùng đất biển xanh cát vàng Bình Thuận.

Nguyên liệu chính để làm cốm hộc là hạt nổ, chúng được làm từ lúa nếp đã khô đem rang trong chảo gang có cát, cát sẽ làm cho hạt lúa được nóng đều khi nóng tới một mức nhất định lúa nếp nở bung thành hoa gọi là hạt nổ, sau đó đem sàng cho cát và những hạt nổ bị lép rớt xuống, chỉ còn lại những hạt nổ to trắng ở trên.

Theo những nhà làm cốm có nhiều kinh nghiệm thì nếp hương và nếp phụng là 2 loại nếp làm nổ ngon và thơm nhất. Nơi có nhiều lò rang nổ đóng cốm hộc chính là thị trấn Phú Long, cách Phan thiết 5km theo hướng ra bắc trên QL1 (nơi đây còn có 1 món ăn sáng nổi tiếng được nhiều khách du lịch ưa thích tìm đến, đó là bánh hỏi lòng heo Phú Long).

Nguyên liệu thứ hai làm nổ là đường tán, đó là sản phẩm của mía đường được ép rồi nấu cho cô đặc lại, cốm được làm bằng đường tán tạo nên mùi vị thơm ngon và tính dính kết các hạt nổ cao hơn các loại đường khác.

Các nguyên liệu kèm thêm để tăng hương vị của cốm hộc là gừng và thơm. Gừng được làm sạch vỏ rồi giã nhỏ, thơm gọt sạch vỏ và mắt rồi xắt thành miếng nhỏ, có thể thêm ít bột vani để tăng hương vị của cốm hộc.

Để làm hoàn thành 1 hộc cốm cần có khuôn đóng cốm, khuôn được làm bằng gỗ đóng chắc chắn thành hình hộp chữ nhật, hai đầu rỗng có nắp đậy vừa khít phần rỗng bên trong của lòng khuôn, nắp đậy có công dụng ép cốm tạo thành khối có hình lập phương.

Các bước làm ra sản phẩm cốm hộc:

Cho đường lên bếp lửa để thắng với tỷ lệ: 10 kg đường với 2 chén nước trộn với 8 kg nổ. Lúc thắng đường, vắt một trái chanh cho vào để khỏi lại đường.

Khuấy đều cho đến khi đường keo lại thành sợi rồi cho gừng và thơm vào. Sau đó đổ nước đường ra thau lớn để chừng mươi mười lăm phút cho đường bớt nóng rồi trộn đều nguyên liệu nổ đã chuẩn bị sẵn, sau đó nắm lại thành từng nắm nhỏ để bỏ vào hộc đóng cốm. Tùy theo hộc nhỏ hay lớn mà mà bỏ bao nhiêu nắm cho hợp lý.

Công đoạn tiếp theo là ép cốm, dùng một đòn tay dài và chắc. Thường việc đóng cốm do thanh niên làm, họ dùng sức ép lên cây đòn tay, một đầu đươc cố định như một chiếc đòn bẩy ấn mạnh xuống miếng gỗ như nắp đậy hộc cốm. Miếng cốm được ép vuông vức thành một khối hình chữ nhât, sau đó được lấy ra khỏi hộc cốm bằng cách nhấn miếng gỗ ép xuống, đưa ra khỏi hộc, tiếp tục đóng các hộc khác. Cốm lấy từ khuôn ra đem phơi 1 đến 2 nắng cho khô rồi đem đóng gói.

Ngày trước, người ta thường gói cốm bằng giấy thường in màu 1 mặt, bây giờ thường dùng giấy in hoa, có nơi dùng giấy bóng kiếng, ở đầu hộc cốm có gắn hoa trang trí, mục đích nếu để bày lên bàn thờ cho nó đẹp.

Tết, nhà ai bày cốm lên bàn thờ là cả gian thờ lúc nào cũng thơm ngát mùi thơm của cốm, quyện với mùi nhang thơm của trầm tạo nên một khung cảnh trang nghiêm nhưng và gần gũi.

Cốm để được khá lâu, từ 1 - 3 tháng, những lát cốm vàng lợt óng ả, xen lẫn với những mảnh gừng mỏng như màu hổ phách, trông hật hấp dẫn. Cắn từng miếng nhỏ, nhai thật chậm sẽ cảm nhận được hương vị thơm ngon của từng hạt cốm ngọt dịu, cay cay, thơm mùi gừng. Ăn cốm uống nước trà nóng là một thú vui tao nhã của người Bình thuận vào dịp Tết Nguyên Đán, là tinh hoa truyền lại từ trước đến nay. Nó không chỉ là đặc sản ẩm thực ngày tết mà còn là nét văn hóa riêng của mảnh đất đầy mắng gió này. Người Bình Thuận mỗi khi nhìn thấy cốm hộc là biết xuân đã về tết sắp đến. Một món ăn vặt vừa ngon mà lại rẻ, được xem là một món ăn đặc sản tết ở Bình Thuận. 

Ngày nay, cốm hộc không còn là món ăn truyền thống quen thuộc cho mỗi người dân Bình Thuận khi tết về mà đã trở thành món hàng thương mại, đặc sản dành cho khách du lịch ghé qua thành phố biển Bình Thuận. Những miếng cốm nhỏ, được trộn thêm sữa, tạo nên món cốm sấy hoặc cốm sữa sấy ngon lành.

Những người dân Bình Thuận sinh sống nơi xa, dù ở trong hoặc ngoài nước, đều không quên dặn dò người thân gửi cho mình vài hộc cốm để bày bàn thờ cho đúng thông lệ và để khi ăn có thể nhớ lại hương vị quê hương.

Bình luận

TIN LIÊN QUAN

Nem chợ huyện Bình Định ngon trứ danh

Nem chợ huyện Bình Định ngon trứ danh

Nem chợ Huyện là một món ăn đặc sản trứ danh và là một biểu tượng cho nền văn hóa ẩm thực của miền đất võ Bình Định...

1 lượt bình luận

Kinh nghiệm du lịch Đông Giang, Quảng Nam - Hành Trình Chinh Phục Vùng Đất Hoang Sơ Miền Trung

Kinh nghiệm du lịch Đông Giang, Quảng Nam - Hành Trình Chinh Phục Vùng Đất Hoang Sơ Miền Trung

Cuối tuần rãnh không biết làm gì, không khí thành phố thì làm mình quá đỗi ngột ngạt,...

0 lượt bình luận

Quán bún giữa trung tâm Đà Nẵng cạnh đường tàu giá 5.000 đồng 1 tô

Quán bún giữa trung tâm Đà Nẵng cạnh đường tàu giá 5.000 đồng 1 tô

Quán bún vỉa hè nằm bên cạnh đường ray tàu lửa được bán theo yêu cầu của khách hàng với nhiều mức giá khác, trong đó thấp nhất là 5.000 đồng/tô...

2 lượt bình luận

10 cảnh đẹp bạn nên ghé thăm khi đến Đà Nẵng

10 cảnh đẹp bạn nên ghé thăm khi đến Đà Nẵng

Đà Nẵng được biết đến là thành phố đáng sống nhất Việt Nam. Vùng đất miền Trung luôn hấp dẫn du khách bốn phương bởi những bờ biển dài cát trắng, núi non hùng vỹ, ẩm thực phong phú và nhiều đ

69 lượt bình luận

Bánh gio mật mía món ăn bình dị khi đến Bắc Kạn

Bánh gio mật mía món ăn bình dị khi đến Bắc Kạn

Bánh gio có lẽ là món ăn không còn xa lạ với nhiều người dân miền Bắc, nhưng ít ai đã được thưởng thức bánh gio một trong những món đặc sản trứ danh ở Bắc Kạn...

0 lượt bình luận

Mì Quảng - món ngon đặc sản Quảng Nam!

Mì Quảng - món ngon đặc sản Quảng Nam!

Nếu bạn đã một lần đến với Quảng Nam bạn có thể nghe thấy những lời mời gọi đẩy đưa của cô bán Mì Quảng- một món ăn bình dị, dân dã của vùng đất Quảng Nam.

65 lượt bình luận

Đặc sản Bình Phước ve sầu chiên giòn thơm ngon

Đặc sản Bình Phước ve sầu chiên giòn thơm ngon

Mỗi khi đến hè nghe tiếng ve sầu ve ve gợi nhớ nhiều kỷ niệm tuổi học trò...

0 lượt bình luận

Đặc sản gà đồi Yên Thế Bắc Giang

Đặc sản gà đồi Yên Thế Bắc Giang

Nói đến vùng quê Yên Thế là nhắc người ta nhớ đến truyền thống lịch sử hào hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc...

1 lượt bình luận

Du lịch

Gieo trồng

Cuộc sống