Lạp sườn hun khói Bắc Kạn món ngon nổi tiếng

Lạp sườn hun khói của miền núi là một trong những món ngon đặc sản của các dân tộc. Đặc biệt lạp xường Bắc Kạn có một vị đặc trưng không trộn lẫn ở các vùng quê khác hãy cùng tim kiếm và chia sẽ hương vị về món ngon đặc sản của Bắc Kạn này nhé.

Mỗi dịp tết đến, đã thành lệ, cứ đến khoảng 27, 28 tháng Chạp, người dân khắp các bản làng ở Bắc Kạn lại nô nức rủ nhau mổ lợn. Cứ hai, ba nhà chung nhau đụng một con. Thịt để làm nhân bánh chưng, làm các món kho, nướng, quay, luộc… ăn trong mấy ngày tết. Và bao giờ người ta cũng dành ra một ít lòng non, một phần thịt để làm lấy một vài cân lạp sườn (có nơi còn gọi là lạp xưởng hay lạp xường).

Làm lạp sườn cũng rất cầu kỳ và công phu. Đầu tiên phải chọn lòng để làm lớp vỏ lạp sườn. Lòng non để làm lạp xường phải chọn đoạn lòng đắng vì phần lòng này dai và khá dày, làm lạp  sườn mới được. Sau khi tuốt rửa sạch lại phải bóc, lột bỏ lớp vỏ ngoài của lòng đi, chỉ lấy lớp màng mỏng bên trong. Việc bóc lòng không khó, chỉ cần khéo léo và nhẹ tay một chút. Lòng bóc xong, thổi hơi vào cho phồng lên, buộc chặt hai đầu, đem hong chỗ thoáng gió. Khoảng một tiếng đồng hồ, bộ lòng se lại, mỏng và dai như ni lông. Thế là được phần vỏ lạp sườn.

Để làm nhân lạp sườn hun khói người ta chọn loại thịt nửa nạc nửa mỡ. Bởi nạc nhiều, lạp sườn sẽ khô, sác; mỡ nhiều, lạp xường sẽ nhão, ăn mau ngấy nên loại thịt thích hợp nhất để làm lạp xường là thịt vai. Thịt được lạng bỏ lớp bì, thái miếng vừa phải, ướp muối, đường, bột ngọt. Và không thể thiếu một ít rượu trắng, một ít nước gừng và một ít quả mắc mật khô xay nhỏ ướp cùng. Theo kinh nghiệm của đồng bào nơi đây thì ướp thịt với rượu trắng và nước gừng như vậy khiến cho lạp xường sẽ có mùi thơm rất đặc trưng, để được lâu mà không bị hỏng.

Công việc phức tạp nhất là nhồi lạp sườn. Với một chiếc phễu và một chiếc đũa, từ từ dồn thịt vào cho đầy phần lòng non đã chuẩn bị. Để dễ làm, cứ nhồi được chừng hai ba mươi phân thì buộc lại thành khúc. Thỉnh thoảng lại lấy kim châm vài chỗ cho khí thoát ra để lạp sườn khỏi nứt. Nhồi xong thì đem lạp sườn đi phơi nắng cho khô dần. Hoặc đem hong trên gác bếp. Hơi ấm của bếp lửa sẽ làm lạp xường se lại, săn chắc. Lạp xường được nắng, được hơi lửa, cứ ánh lên màu đỏ hồng của thịt nạc xen những đường vân trắng ngà của thịt mỡ trông thật hấp dẫn. Ngày 27, 28 làm lạp sườn thì khoảng mồng 2, mồng 3 tết là ăn được.

Lạp sườn hun khói khi đã khô thì để nguyên cả khúc đem chiên cho chín sau đó mới thái lát, khi ăn chấm với mắm gừng. Hoặc thái lạp sườn thành các khoanh dầy vừa phải, chờ cho mỡ trong chảo thật nóng già thì cho lạp sườn vào, đảo lên, rưới thêm ít nước mắm, rắc thêm chút hành tươi. Đĩa lạp sườn hun khói thơm phức, mới trông đã thấy thèm. Cho nên ngày tết, dù có bao món ngon, lạp sườn vẫn là món được mọi người đụng đũa nhiều hơn cả.

Lạp sườn được làm bằng bàn tay của người Bắc Kạn có mùi của nắng vùng cao, mùi của khói bếp, thoảng mùi gừng, mùi rượu, mùi mắc mật thơm một cách đặc biệt. Vị dai của lòng, vị ngọt của thịt nạc, vị béo của mỡ hòa quyện với nhau, ăn thật ngon miệng. Thêm chút rượu nữa thì càng thêm khoái khẩu.

Bình luận

Dieuquy

Ôi nhìn thấy hấp dẫn quá, món này nhậu thì ngon phải biết.

TIN LIÊN QUAN

Đặc sản Cao Bằng cá chiên sông Gâm thơm ngon khi thưởng thức

Đặc sản Cao Bằng cá chiên sông Gâm thơm ngon khi thưởng thức

Cá chiên Sông Gâm có hương vị đặc trưng, giòn tan, thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Đây là một món ăn truyền thống của người dân địa phương và đã trở thành một đặc sản quen thuộc với du khách đế

0 lượt bình luận

Trải nghiệm quán bánh bèo bì ở không gian thanh bình tại Bình Dương

Trải nghiệm quán bánh bèo bì ở không gian thanh bình tại Bình Dương

Không gian quán theo kiểu nhà xưa với mái ngói, tường màu vàng, quán kết hợp giữa bán bánh bèo bì và cafe miệt vườn...

0 lượt bình luận

Bánh trôi bánh chay vẻ đẹp thanh đạm tết Hàn thực!

Bánh trôi bánh chay vẻ đẹp thanh đạm tết Hàn thực!

Với giai đoạn nghìn năm Bắc thuộc, nhân dân ta du nhập nhiều vốn kiến thức văn hóa Trung Hoa lâu đời và được biến tấu thành nét đẹp của người dân Việt Nam từ Bắc tới Nam...

1 lượt bình luận

Đặc sản gà đồi Yên Thế Bắc Giang

Đặc sản gà đồi Yên Thế Bắc Giang

Nói đến vùng quê Yên Thế là nhắc người ta nhớ đến truyền thống lịch sử hào hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc...

1 lượt bình luận

Đặc sản Cần Thơ bánh cuống mềm dẻo thơm ngon

Đặc sản Cần Thơ bánh cuống mềm dẻo thơm ngon

Bánh cuống Cần Thơ là một trong những món ăn đặc sản của vùng đất sông nước miền Tây Việt Nam...

0 lượt bình luận

Đặc sản Bình Thuận mực một nắng ăn ngọt ngon

Đặc sản Bình Thuận mực một nắng ăn ngọt ngon

Ngày xưa, các ngư dân đi đánh bắt ngoài biển, họ để mực lên trên mái tàu có nhiều nắng để phơi cho ráo nước...

0 lượt bình luận

Quán cà phê ở Đà Nẵng hút khách bởi cách pha chế lạ ngày bán 300 ly

Quán cà phê ở Đà Nẵng hút khách bởi cách pha chế lạ ngày bán 300 ly

Cà phê vợt bà Liên là một trong những quán cà phê lâu đời nhất ở Đà Nẵng. Nét đặc trưng không chỉ nằm ở tuổi đời của quán mà còn thể hiện ở cách pha chế cà phê theo kiểu cũ, rất độc đáo...

0 lượt bình luận

Đặc sản Bình Thuận cốm hộc thơm lừng

Đặc sản Bình Thuận cốm hộc thơm lừng

Khi đến mảnh đất Bình Thuận tôi rất ấn tượng là món cốm hộc nơi này Đây là một loại món ăn thường chỉ được làm trong các ngày tết và chỉ có ở Bình Thuận và các vùng lân cận...

0 lượt bình luận

Du lịch

Gieo trồng

Cuộc sống